
Nội Thất căn hộ cao cấp
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018
Tập đoàn Nam Cường tổ chức lễ tri ân khách hàng An Phú Shop - Villa

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018
Phong thủy hướng nhà theo hướng tốt xấu
Có bốn tiêu chí sau để đánh giá tốt xấu về hướng khi làm nhà:
Hướng nhà tốt xấu theo hướng khí hậu

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017
Cách phân biệt tầm gửi gạo thật giả
Có thể nói tầm gửi gạo tía hiện nay là một trong những biệt dược rất quý hiếm. Tuy nhiên để mua được cây tầm gửi gạo tía chuẩn thì không hề đơn giản, bạn rất dễ bị mắc lừa mua nhầm phải tầm gửi thường. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số bí kíp để biết cách phân biệt tầm gửi gạo thật giả.
Cây tầm gửi là một trong những loài cây ký sinh sống trên những cây thân gỗ lớn. Hiện nay trong tự nhiên có nhiều loại tầm gửi gạo, mỗi loại tầm gửi mọc trên một loài cây nào đó lại cho ta một giống Tầm gửi riêng biệt nhưng lại có hình giống khá tương đồng. Vậy làm thế nào để biết cách phân biệt tầm gửi gạo thật giả ?
Xem thêm :>> cao che vang
Xem thêm :>> tác dụng của cao chè vằng
Phân loại cây tầm gửi
Hiện nay ngoài tự nhiên ta có rất nhiều loại tầm gửi:
- Tầm gửi dâu – mọc trên cây dâu
- Tầm gửi nghiến – mọc trên cây gỗ nghiến
- Tầm gửi mít – mọc trên cây mít
- Tầm gửi đa – mọc trên cây đa
- Tầm gửi gạo – mọc trên cây gạo tía ….
Mỗi giống tầm gửi lại cho ta một vị thuốc, trong các loại tầm gửi trên thì tầm gửi gạo được coi là một vị thuốc rất quý, thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như: bệnh viêm cầu thận, bệnh suy thận, bệnh đau nhức xương khớp, phong tê thấp….
Y học cổ truyền đánh giá rất cao công dụng của vị thuốc này, chính vì vậy mà hiện nay giá bán tầm gửi gạo thuộc diện đắt nhất. Trên thị trường giá bán tầm gửi gạo khô thường dao động từ khoảng 900.000₫ đến 1.500.000₫/kg.
Cũng vì lý do ấy nên xảy ra tình trạng làm giả cây tầm gửi gạo để bán kiếm lời. Do có nhiều loại tầm gửi, chúng lại có hình dáng hao hao giống nhau nên việc phân biệt tầm gửi gạo với các loại tầm gửi thường khác sẽ rất khó nếu như bạn không nắm được kiến thức.
Xem thêm :>> Tac dung cua cao che vang voi phu nu sau sinh

Hình ảnh: Cây tầm gửi gạo sau khi phơi khô

Lá tầm gửi gạo xanh và dày hơn tầm gửi thường

Nước sắc cây tầm gửi gạo có màu hơi tím nâu
Cách phân biệt tầm gửi gạo thật giả
Ở bài viết này chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn một số kinh nghiệm để biết cách phân biệt tầm gửi gạo với các loại tầm gửi khác. Sau đây là một số điểm để các bạn nhận biết:
- Lá tầm gửi gạo dầy hơn và xanh hơn lá tầm gửi thường
- Cành tầm gửi gạo rất giòn và dễ bị bẻ gãy, khi bị bẻ gãy không có xơ dính.
- Thân cây tầm gửi gạo khi phơi khô có mùi rất thơm (các loại tầm người khác không có).
- Nước sắc thân cây tầm gửi gạo có màu nâu và hơi tím (nước sắc cây tầm gửi thường chỉ có màu nâu).
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản để các bạn có thể phân biệt và nhận biết được cây tầm gửi gạo tía thật.
Tầm gửi gạo tía hiện cũng là một sản phẩm có bán tại trung tâm cây thuốc quý Hòa Bình. Hiện Chúng tôi đang cung cấp ở hai dòng sản phẩm đó là cây khô và cây tươi.
Chúng tôi xin cam kết bảo đảm về chất lượng sản phẩm tầm gửi gạo tía tại website caythuoc.org . Quý vị có thể hoàn toàn tin tưởng khi đặt mua sản phẩm của chúng tôi. Hoặc quý vị cũng có thể đến tận nơi để chúng tôi đưa quý vị tới tận gốc cây gạo và hái tầm gửi trực tiếp trên cây gạo.
Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017
Cách điều trị đau nhức tai hiệu quả
Đau nhức trong tai là dấu hiệu của nhiều bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau nhức trong tai trong bài viết sau.
Xem thêm:>> cao chè vằng
Xém thêm:>> tac dung cua cao che vang
Đau nhức trong tai có thể là biểu hiện của bệnh lý về tai như viêm tai nhưng có khi không phải do tai. Chẳng hạn như các bệnh lý: Rối loạn khớp thái dương hàm; Viêm amiđan; Rối loạn chức năng vòi; Những vấn đề họng (nhiễm trùng hoặc u); Bệnh lý cột sống cổ.
Muốn xác định chính xác nguyên nhân gây đau tai phải được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa chứ không thể tự đoán mò rồi sử dụng thuốc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh viêm tai, một trong những bệnh gây ra chứng đau nhức trong tai.
![]() |
Đau tai là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau |
Viêm tai là bệnh gì?
Viêm tai là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm của hệ thống thính giác ngoại vi. Có nhiều loại viêm tai khác nhau phụ thuộc vào phần nào của tai bị viêm (tai ngoài, tai giữa hay tai trong) và nguyên nhân gây bệnh do đâu.
Viêm tai thường gặp ở trẻ em hơn ở người lớn, gây đau nhức khó chịu, giảm thính lực và có thể gây viêm xương chũm thậm chí gây viêm não, màng não.
Nguyên nhân gây viêm tai
Viêm tai có 3 loại cơ bản là viêm tai ngoài, viêm tai giữa và viêm tai trong.
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm của ống tai ở phần có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Viêm tai ngoài không chỉ gặp ở trẻ em mà cả người lớn. Các nguyên nhân chính gây viêm tai ngoài có thể do vi khuẩn thâm nhập vào da của ống tai qua một vết xước hoặc vết thương, côn trùng cắn, vết bỏng, vết nứt bị nhiễm khuẩn, hoặc ở người bị bệnh chàm hay vảy nến.
Loại nhiễm khuẩn này thường là hậu quả của việc dùng nhiều vật cứng sắc, nhọn khác nhau để làm sạch hoặc gãi tai. Nếu tai bị ẩm ướt, bị đọng nước trong một thời gian dài, mắc bệnh chàm hoặc vảy nến là những nguy cơ gây viêm ống tai ngoài. Viêm tai ngoài thường gây ngứa rất nhiều và đau dữ dội trong ống tai. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tai có thể bị tấy đỏ, bị sốt và chóng mặt.
Xem thêm >> Uong che vang co tac dung gi
![]() |
Cấu tạo của tai |
Viêm tai giữa cấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, bệnh xảy ra đột ngột và rất đau nhức. Loại viêm tai này thường xảy ra sau khi mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Vi khuẩn và virus di chuyển dễ dàng từ họng lên tai giữa qua vòi Eustache gây viêm tai giữa cấp tính. Nhiễm trùng này thường gặp ở trẻ em do trẻ có vòi Eustache ngắn hơn. Việc thay đổi áp suất khi đi máy bay hoặc khi lặn có bình khí nén cũng có thể kích hoạt viêm tai giữa.
Xem thêm :>> Cao chè vằng bán ở đâu uy tín
Viêm tai giữa cấp thường có các triệu chứng xảy ra đột ngột đau nặng trong tai, sốt, giảm thính lực và có cảm giác như tai bị nghẽn, cáu kỉnh, ngủ không ngon, nôn và tiêu chảy có thể dẫn đến mất thính lực. Sự tích tụ của mủ trong tai giữa làm gia tăng áp lực lên màng nhĩ và gây ra cơn đau dữ dội. Viêm tai giữa cấp nếu không được điều trị đầy đủ có thể đưa tới biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nhĩ hay viêm mạn tính, tái diễn thường xuyên và kéo dài.
Viêm tai trong là trường hợp hiếm gặp nhất của viêm tai nhưng có thể dẫn đến tổn thương không thể hồi phục được như mất thính lực ít hay nhiều. Viêm tai trong có thể do viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng dẫn đến viêm tai giữa mạn, dị ứng hoặc do mắc các loại nhiễm khuẩn toàn thân khác (viêm màng não, viêm xoang,…).
Viêm tai có nguy hiểm không?
Ở trẻ nhỏ, do cấu trúc trong tai vẫn chưa hoàn chỉnh, vòi nhĩ ngắn, dễ bị viêm mũi họng, viêm VA… sẽ là đối tượng rất dễ mắc bệnh viêm tai giữa vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Bệnh viêm tai giữa có thể gây nên biến chứng nguy hiểm khó lường nếu không được điều trị sớm.
Trẻ đang ở giai đoạn học nói nếu mắc bệnh sẽ bị ảnh hưởng làm chậm quá trình học nói, chậm quá trình phát triển ngôn ngữ dẫn tới ảnh hưởng phát triển trí thông minh. Khi vùng mũi họng bị viêm (niêm mạc mũi họng dày lên, VA sưng to…) gây tắc cửa vòi nhĩ làm áp suất trong hòm nhĩ (tai giữa) tăng lên gây sự tiết dịch các tế bào niêm mạc hòm nhĩ gọi là viêm tai giữa tiết dịch.
Ngoài ra, vì vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và rộng hơn ở người lớn nên vi khuẩn, virus vùng mũi họng dễ đi theo đường vòi nhĩ gây viêm tai giữa nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus với giai đoạn đầu là sự tiết dịch ở hòm nhĩ. Viêm tai giữa tiết dịch nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn là viêm tai giữa tụ mủ, nếu tiếp tục không điều trị sẽ gây viêm tai giữa thủng nhĩ…
Viêm tai giữa mủ xuất hiện khi trẻ bị viêm mũi họng không được điều trị đúng, tần suất viêm tai giữa hay xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi, nhất là nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh, ô nhiễm không khí.
Cách chữa bệnh viêm tai
Trẻ đang chảy mũi vàng xanh, ngạt tắc mũi đột nhiên xuất hiện đau nhói trong tai, đau lan từ tai lên thái dương hoặc xuống họng. Có thể sốt hoặc không sốt tùy phản ứng của cơ thể trẻ (với trẻ suy dinh dưỡng thường không có sốt), trẻ kêu trong tai có tiếng ù, sức nghe giảm.
Đây chính là giai đoạn xung huyết đã nói, ở giai đoạn này nếu được điều trị tích cực, kịp thời, mủ trong tai giữa chưa kịp hình thành thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nếu giai đoạn này bị bỏ qua, mủ bắt đầu xuất hiện. Lúc này dấu hiệu đau nhức tăng lên đi cùng với sốt tăng. Màng nhĩ bị đẩy phồng do mủ đọng, có thể vỡ, mủ tai được giải phóng thoát ra ngoài.
Nếu màng nhĩ không vỡ, mủ đọng trong tai giữa có thể biến chứng vào não gây viêm màng não, liệt mặt… Nếu mủ trong tai giữa không được giải phóng ra khỏi hòm nhĩ sẽ để lại di chứng làm dính chuỗi xương con nằm trong hòm nhĩ để lại hậu quả là sức nghe giảm dần, màng nhĩ bị co kéo, có thể tạo ra chất gọi là cholesteatoma, một loại chất có thể phá hủy xương, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng…
Điều trị đối với các thể, loại viêm tai là việc rất quan trọng và phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Đối với loại viêm tai cấp tính, bác sĩ có thể cho dùng thuốc nhỏ tai, thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm, có thể phải dùng kháng sinh trong một số trường hợp cần thiết và có thể đặt một ống nhỏ qua màng nhĩ để dẫn lưu mủ.
Điều đặc biệt cần lưu ý trong điều trị là không phải trường hợp nào trẻ bị viêm tai giữa cũng được chỉ định dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được dùng trong một số trường hợp nếu chẩn đoán chắc chắn có nhiễm khuẩn hoặc bệnh ở mức độ nặng, các trường hợp khác thì điều trị triệu chứng và theo dõi sau 2 ngày nếu bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh.
Về phần cha mẹ, người chăm sóc bé, giáo viên nếu thấy bé có hiện tượng nghe kém hơn trước, khó chịu, quấy khóc nên cho bé đi khám ở bác sĩ tai mũi họng, cho thử test kiểm tra thính lực và nhĩ lượng. Để phòng bệnh viêm tai giữa tiết dịch nên giữ gìn vệ sinh vùng mũi họng.
Để phòng bệnh cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần chữa dứt điểm các bệnh đường hô hấp, tránh để vi khuẩn lây lan lên tai. Bên cạnh đó cần cải thiện môi trường sống của trẻ, đi bơi thì cần chọn những nơi nước tương đối sạch, nên trang bị mũ và nút tai dành cho trẻ. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau thì nên đi khám. Cần giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh, tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc không khí bị ô nhiễm.
Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai sữa sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu. Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng. Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Xin lưu ý, riêng các bệnh Rối loạn khớp thái dương hàm; Viêm amiđan; Rối loạn chức năng vòi; Những vấn đề họng (nhiễm trùng hoặc u); Bệnh lý cột sống cổ... gây đau tai cách điều trị sẽ khác với chữa bệnh viêm tai.
Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017
Nên cho con bú loại sữa nào khi mẹ ruột không có sữa cho con
Vì sữa mẹ người là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con, nhưng trong một số trường hợp mẹ không có sữa thì làm sao để con được hưởng "đặc quyền" bú sữa mẹ người từ một bàu vú khác mà vẫn an toàn hay nên chọn 1 loại sữa thanh trùng, tiệt trùng nào khác? Các mẹ hãy nắm rõ những tiêu chuẩn chọn mẹ cho sữa dưới đây, cũng như phương pháp xử lý sữa mẹ cho, tặng để bé yêu được tiếp thu dinh dưỡng tốt nhất nha.
Xem thêm :>> Vien uong loi sua
Xem thêm :>> cach chua tri tac tia sua
Có phải tất cả những con bò cho sữa đều không bệnh, không dùng thuốc, có chế độ dinh dưỡng lý tưởng hay không? Và nếu sữa bò có thể thanh trùng, tiệt trùng thành sữa bò an toàn, thì sữa mẹ khác (sữa mẹ người) có thể thanh trùng, tiệt trùng để bé bú an toàn hay không?
Tuy nhiên, một số người vẫn phản đối việc cho bé bù nhờ sữa mẹ người khác vì lo ngại một số nguy cơ lây bệnh, nhưng phần lớn lại nằm ở việc thiếu các kiến thức căn bản sau:
- Không hiểu biết về tiêu chí sàng lọc khi lựa chọn đối tượng mẹ cho sữa
- Không có kiến thức về phương pháp thanh trùng đơn giản, an toàn
- So sánh sữa mẹ khác so với sữa mẹ ruột, trong khi thực tế, việc xin sữa mẹ khác không lấy đi cơ hội bú sữa mẹ người mà chỉ đối phó với rủi ro bé phải bú sữa bột mà thôi
- Tâm lý kỳ thị với sữa người và xem rằng sữa người không tốt bằng sữa bò
Xem thêm :>> Tac dung cua che vang voi phu nu sau sinh
Sữa người luôn là lựa chọn ưu tiên cho con
Mức độ ưu tiên trong việc tìm sữa cho bé bú
1. Sữa mẹ, bú trực tiếp
2. Sữa mẹ vắt ra, cho con bú bằng cách khác
3. Sữa của mẹ khác (sữa người)
4. Sữa công thức
Trích từ sách "Nuôi con sữa mẹ" và "Chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non/ nhẹ cân" của tài liệu Sự thật cuộc sống: "Trẻ sơ sinh không có nhu cầu ăn uống khác nhau trong khi nguồn sữa mẹ đã được thiết lập đầy đủ để cho con bú. Cho bé bú bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống khác có thể làm chậm việc sản xuất sữa, cũng có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy và nhiễm trùng khác.
Sữa mẹ ruột là tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhẹ cân. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều có thể bú trực tiếp từ những ngày đầu tiên. Đối với các bé này còn có thể tiếp nhận sữa từ sữa mẹ ruột vắt ra, sữa mẹ người cho tặng, được đút bằng thìa hoặc ống xông y tế.
Tiêu chí chọn mẹ cho sữa
1. Sức khỏe tổng quát tốt (nên xét nghiệm máu mỗi 6 tháng)
2. Xác nhận âm tính HIV, không thuộc nhóm có nguy cơ HIV cao
3. Không có vết thương hở, nhiễm trùng trong và ngoài bầu vú, quầng vú, đầu vú
4. Không có ung thư (hóa trị, xạ trị) và không đang dùng các loại thuốc chống chỉ định cho bà mẹ cho con bú
5. Không ở trong vùng có dịch bệnh
6. Không sử dụng rượu, thuốc lá, các loại thảo dược và vitamin không rõ nguồn gốc
7. Có kiến thức đúng về cách vắt và trữ sữa mẹ + con ruột phát triển tốt
Xem thêm :>> Uống nhiều chè vằng có tốt không
*** Lưu ý:
- Sữa cho tặng hội đủ tất cả các tiêu chí trên, không nhất thiết qua xử lý nhiệt
- Sữa cho tặng không đáp ứng hoặc không biết rõ vẫn sử dụng được nhưng cần xử lý nhiệt đúng cách.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỮA MẸ/ SỮA CHO TẶNG |
|||||
|
1. Hâm đủ ấm |
2. Tươi (rã đông) |
3. Thanh trùng |
4. Nhiệt đều |
5. Nhiệt nhanh |
Nhiệt độ |
40 độ C |
4-5 độ C |
62,5 độ C |
62,5 độ C |
72 độ C |
Thời gian |
|
|
30' |
20 - 30' |
Vài giây |
Hiệu quả |
|
- Khử khuẩn nhiễm trùng sau 3 ngày |
- Khử hết các loại vi trùng, vi khuẩn |
- Khử hết HIV - Giảm E-coli - Giảm tác động của các loại khuẩn khác |
- Khử hết HIV và E-coli - Giảm tác động của các loại khuẩn khác |
Hệ quả phụ |
|
|
- Giảm men - Giảm 70% kháng thể - Tăng/ giảm 1 số vitamin |
- Giảm men - Giảm <70% kháng thể - Tăng/ giảm 1 số vitamin |
- Giảm me - Giảm ít kháng thể - Tăng/ giảm 1 số vitamin |
* Ghi nhớ: Chỉ khi mẹ cho sữa không hội đủ hoặc không rõ tiêu chí sức khỏe thì sữa mới cần xử lý nhiệt theo cách 3, 4, 5 |
*** Ghi chú:
1. Hâm đủ ấm - Áp dụng khi mẹ cho tặng sữa đáp ứng đủ tiêu chí
Dùng máy hâm sữa để ở nhiệt độ 40 độ C. Khi sữa đã đạt đủ độ thì máy hâm sẽ tự tắt. Hoặc ngâm bình sữa vào nước ấm 70 dộ C nếu sữa đang lạnh và khoảng 40 độ C nếu sữa đang nguội nhưng không lạnh. Thử sữa ấm bằng cashc nhỏ vào cườm tay
2. Rã đông - Áp dụng cho sữa để đông đá sau 3 ngày
Khi sử dụng, để từ ngăn đá xuống ngăn mát trong 24 giờ (không để vách trong mà để gần cửa tủ lạnh) để sữa tan tự nhiên và nên sử dụng hết trong vòng 24 giờ. Cách hâm sữa như trên.
*** Chú ý: sữa lạnh, sữa mát và sữa ấm có giá trị dinh dưỡng như nhau, không nhất thiết phải hâm nóng cữ bú đúng 40 độ C nếu bé được tập dần có thể sử dụng sữa nguội hoặc sữa lạnh. Sữa bé đã bú tuyệt đối không hâm lại.
3. Thanh trùng
Dùng máy hâm sữa để ở nhiệt độ 62,5 độ C hoặc nếu máy chỉ có nấc 40 và 70 độ C thì chỉnh ở mức 70 độ C một chút (khoảng 1/4 từ nút 40 đến 70), để tối thiểu 30'
4. Nhiệt đều
Dùng máy hâm sữa như cách 3 nhưng trong thời gian tối thiểu 20'
5. Nhiệt nhanh
Có thể dùng máy hâm sữa hoặc chưng cách thủy. Chuẩn bị bên cạnh 1 thau nước đá, hoặc nước lạnh. Chưng cách thủy đến sủi tăm hoặc đặt máy hâm sữa đến khi đạt 70 độ C thì cho bình sữa vào thau đá để giảm nhiệt nhanh.
Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017
Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốnở nhà như thế nào ?
Các ông bố bà mẹ hiện nay cảm thấy khó khăn khi tắm cho trẻ sơ , đặc biệt tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà là 1 công việc rất khó đối với các chị em làm mẹ lần đầu . các mẹ sợ rớt bé khi ẵm bồng hoặc sợ nước hay xà phòng làm cay mắt bé ,đặc biệt là vùng vệ sinh rốn .
Xem thêm: >> viên lợi sữa
Xem thêm: >> Nguyen nhan mat sua

Hướng dẫn tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà như thế nào ?
– Trước tiên các ông bố bà mẹ hãy dành khoảng nửa giờ chuẩn bị mọi thứ cần thiết và giữ cho tâm trạng thoải mái, bạn sẽ thích thú với công việc này và rất vui khi tắm bé cho đứa con thân yêu. Sau 1 tuần bạn sẽ quen dần với việc tắm cho bé .
Chuẩn bị đồ để tắm trẻ sơ sinh :
– Phòng tắm kín gió. Đặt nhiệt độ phòng khoảng 27độ C (74 độ F) trước khi cởi quần áo cho bé.
– Chậu tắm, khăn tắm, xà phòng tắm cho trẻ (nếu có), dầu gội, quần áo sạch…
Xem thêm: >> Tác dụng của chè vằng với phụ nữ sau sinh
Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà :
– Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.
– Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.
– Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.
– Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.
– Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.
– Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. Sau khi rửa sạch, dùng một chiếc lược tròn, mềm để kích thích da đầu.
Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân
Xem thêm: >> Uống nhiều chè vằng có tốt không
Vệ sinh rốn cho trẻ sau khi tắm :
Dùng cồn để sát trùng rốn
Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần
Dùng que gòn để làm khô rốn
Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn
Bạn nên để ý rửa tay trước khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Lưu ý khi tắm trẻ sơ sinh :
Tắm trẻ sơ sinh hàng ngày trong tháng đầu giúp bé đỡ ngứa ngáy , có giấc ngủ ngon hơn ..
* Mực nước trong chậu chỉ 5-8cm
* Không được để bé một mình
* Nước phải đủ ấm nhưng không được quá 30 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước, bạn có thể dùng cùi trỏ tay vì da cùi trỏ nhạy cảm hơn da bàn tay.
* Để tránh cho bé bị trượt, phải vòng tay giữ cho đến khi bé ngồi vững.
* Tắm cho bé sơ sinh dùng sữa tắm là loại nhẹ và chắc chắn không làm cay mắt bé.
* Không phải bé nào cũng thích tắm. Vì vậy, nếu bé khó chịu hay nổi cáu thì phải tắm cho bé thật nhanh.